Tuyển sinh đại học 2020 – Khoa tiếng Pháp – Đại học Sư phạm Hà Nội


Chào mừng các Quý phụ huynh và các bạn Học sinh thân mên đến với mùa tuyển sinh 2020 của Khoa tiếng Pháp – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Là một trong những nơi đào tạo giáo viên hàng đầu trong cả nước, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã bắt đầu mùa tuyển sinh 2020. Khoa Pháp – Đại học Sư phạm Hà Nội gửi đến quý phụ huynh và các bạn học sinh thông tin giới thiệu về Khoa. Không chỉ giúp các bạn thực hiện giấc mơ trở thành cô giáo/ thầy giáo tiếng Pháp, trở thành Sinh viên Khoa Pháp – ĐHSPHN còn mở ra cho các bạn nhiều cánh cửa cơ hội việc làm khác.

Sinh viên ngành sư phạm Tiếng Pháp có cơ hội:
✅ Được học tập và rèn luyện trong môi trường thân thiện và chuyên nghiệp với đội ngũ giảng viên được đào tạo nghiêm túc, bài bản tại Việt Nam và các nước phương Tây.
✅ Được học tập trong các phòng học có thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học.
✅ Được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp bởi đội ngũ nhà giáo gồm các tiến sĩ, thạc sĩ tâm huyết với nghề và có kiến thức chuyên môn sâu sắc, có phương pháp giảng dạy khoa học và hiện đại.
✅ Được trang bị những kiến thức lý luận và thực tiễn về ngôn ngữ Pháp,giáo học pháp,văn hóa, lịch sử…
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
Theo khảo sát mới nhất, hơn 97% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ở nhiều vị trí khác nhau như:
– Giáo viên giảng dạy ở các trường phổ thông, Trung cấp và Giảng viên tại hệ thống các trường Cao đẳng, Đại học;
– Cán bộ hành chính ở một số cơ sở giáo dục và quản lý giáo dục;
– Cán bộ ở các tổ chức, cơ sở có yêu cầu sử dụng tiếng Pháp;
– Cán bộ phiên dịch, biên dịch;
– Cán bộ nghiên cứu ngôn ngữ của các trường, học viện;
– Thư ký/Trợ lý giám đốc;
– Hướng dẫn viên du lịch, quản lý điều hành tour, v.v…
Mời các quý Phụ huynh và các bạn Học sinh hãy xem video sau để có cái nhìn tổng quan hơn về Khoa tiếng Pháp – ĐHSPHN.

Concours – à la découverte d’IFprofs


Concours – à la découverte d’IFprofs

À l’occasion du lancement officiel de la plateforme IFprofs, l’Institut Français du Vietnam vous invite, chers professeurs de français, à partir à la découverte de la plateforme pour tenter de gagner un séjour d’exception en France !

Il est obligatoire de répondre, en français, à toutes les questions pour valider sa participation.
Les candidatures se cloturent le dimanche 13 novembre à minuit.

Lien vers le règlement du concours : http://www.institutfrancais-vietnam.com/wp-content/uploads/2016/10/FLYER-concours-IFProfs-01.pdf

Pour partir explorer la plateforme, c’est par ici : https://vn.ifprofs.org/
A vous de jouer, bonne chance !

Concours

Colloque International : Enseigner Le Français: S’engager Et Innover – Thailande 2017


Appel à communications
3e colloque international
Association thaïlandaise des professeurs de français

Du jeudi 19 au vendredi 20 octobre 2017

Sous le haut patronage de

Son Altesse Royale la Princesse Maha Chakri Sirindhorn

Pour plus d’informations, visitez le site du colloque : http://colloqueatpf2017.com/

Ateliers de formation pour les professeurs de français langue étrangère


Le formateur

Directeur pédagogique à l’Alliance Française de Chicago, Gaël Crépieux a enseigné le français pendant 12 ans dans des contextes variés (écoles privées de conversation, lycées, The American School in Japan, universités et Institut Français), notamment à l’Institut Français de Tokyo où il a exercé les fonctions de professeur-formateur. Titulaire d’un Master de Recherche en Didactique du FLE, il est également coauteur de manuels de FLE (Spirale, Hachette, 2006 et Interactions, Clé International, 2013). Il a, au cours de sa carrière au Japon, assuré des formations dans les établissements du réseau culturel français, puis au CLA (Centre de Linguistique Appliquée) de Besançon. Dans le cadre de la formation universitaire, il a coordonné le module « Pratiques de classe » d’un DUFLE intensif pour le Japon et a contribué à l’élaboration du DUFLE pour les Etats-Unis dans lequel il enseigne. Il anime également des ateliers de formation pour les professeurs de français de Chicago ou intervient encore dans le cadre des journées de formation de Clé International.

Atelier 1

Amener les apprenants à communiquer plus efficacement (3 heures) Comme le titre de l’atelier le laisse entendre, il s’agira de voir comment rendre les apprenants acteurs de leur apprentissage, tout en développant leur compétence en communication. Nous tâcherons, dans ce but, de nous mettre d’accord sur la terminologie en précisant ce qui entre en jeu lorsque nous communiquons. De là, nous proposerons un travail, selon différentes activités langagières, de repérage de contenus et d’attente en termes de production, puis d’organisation de la séquence pédagogique pour amener les apprenants à atteindre l’objectif communicatif visé.

Atelier 2

Apprentissage collaboratif et interactions en classe de français (3 heures) Au cours de cet atelier, les participants seront amenés à expérimenter différents débuts de séquence pédagogique dans le but de repérer ce qui fait obstacle à la mise en place d’interactions en classe de français, selon l’entrée dans la langue proposée. Puisque c’est l’apprenant qui est l’acteur de son propre apprentissage, à quelles stratégies l’enseignant peut-il faire appel pour lui céder la place afin qu’il puisse parler de son vécu dès le début de la séquence pédagogique, et l’amener à maîtriser les compétences et aptitudes nécessaires pour gérer de lui-même les tâches proposées ? Utopie ? Pas sûr. C’est en tout cas cette approche, déjà expérimentée et adoptée dans plusieurs pays, qui sera testée.

Atelier 3

Intégrer les tâches et valoriser les productions (3 heures) Parmi les outils proposés par le CECRL figure la perspective actionnelle, qui « considère avant tout l’usager et l’apprenant d’une langue comme des acteurs sociaux ayant à accomplir des tâches (qui ne sont pas seulement langagières) dans des circonstances et un environnement donnés, à l’intérieur d’un domaine d’action particulier1 . » Etant donné que les circonstances et l’environnement sont artificiels puisqu’il s’agit de l’apprentissage du français dans une classe, la mise en place de circonstances motivantes est primordiale de sorte que l’apprentissage de la langue sera le prétexte à l’accomplissement de la tâche. Autrement dit, l’apprenant aura besoin de recourir au français pour accomplir quelque chose de plausible en classe qui stimule son intérêt et l’amène à échanger avec ses pairs. Il s’agit de l’orientation projet. Au cours de cet atelier, qui se voudra actionnel, nous rappellerons ce qui caractérise la tâche et ce qui la distingue de la simulation. Nous déterminerons enfin quelles tâches plausibles, en relation avec le niveau des étudiants, l’enseignant peut proposer à sa classe et quelle forme concrète donner au résultat afin de valoriser les productions.

Atelier 4

Enseigner la culture en français : langues et identités régionales en France (3 heures) L’enseignement de la langue va de pair avec celui de la culture et, lorsqu’il s’agit de compétences sociolinguistiques, celles-ci s’acquièrent bien souvent à travers l’apprentissage de la langue. Il en va autrement de l’apprentissage de connaissances sur la société française. D’une part les documents authentiques sont souvent longs et d’un niveau élevé, d’autre part, il paraît difficile de privilégier une approche collaborative et active lorsque les élèves ou étudiants sont en réception de contenus (linguistiques et culturels) qu’ils découvrent. Quelles activités l’enseignant peut-il proposer pour exploiter ces contenus sans recourir à la langue maternelle des étudiants tout en intégrant les cinq C ? Au cours de l’atelier, nous aborderons un document de compréhension écrite et un reportage vidéo qui permettent à l’enseignant d’aborder en classe la question des langues et identités régionales en France.

Atelier 5

Exploiter des ressources vidéo et créer sa séquence pédagogique (3 heures) Introduire un court documentaire ou un reportage vidéo en cours, c’est ouvrir une fenêtre sur la France, une occasion d’initier nos étudiants à la culture et à la civilisation française. Toutefois encore faut-il que les contenus soient exploitables, ce qui implique une intervention de l’enseignant pour les didactiser. L’atelier permettra de traiter deux aspects relatifs à l’exploitation de documents vidéo en classe de FLE : d’une part, comment extraire et exploiter techniquement une vidéo diffusée sur Internet et d’autre part, comment inscrire le document au cœur d’une séquence pédagogique et en proposer des activités d’exploitation (matériel à apporter optionnellement : ordinateur portable).

Atelier 6

Intégrer la perspective actionnelle dans les pratiques de classe (6 heures)

1. Les apports du Cadre européen commun de référence pour les langues (CECRL) Avec l’évolution de la société, les objectifs des apprenants ont changé, faisant naître de nouveaux paradigmes méthodologiques et les enseignants, pour pouvoir répondre à ces besoins naissants, ont vu leur rôle se modifier. Pour comprendre au mieux ce qui a amené la création du CECRL et le passage à la perspective actionnelle, il importe dans un premier temps de situer l’évolution des méthodologies dans leur contexte historique et social. Nous reverrons alors ensemble, au cours de cette première partie de la journée, quels sont les apports du CECRL à l’enseignement des langues étrangères.

2. L’exploitation du manuel Dans le cadre des cours de français général, l’enseignant doit tenir compte des apports du CECRL et construire son cours à partir d’un manuel, outil incontournable qui présente avantages comme inconvénients. Le manuel, s’il est supposé faciliter le travail de l’enseignant, peut parfois se révéler être un handicap si son exploitation en classe est trop centrée sur celui-ci. Nous tâcherons donc de voir comment concilier le recours au manuel et la centration sur l’apprenant et à ces fins, nous redéfinirons le rôle de l’enseignant au sein de la mise en place de la séquence pédagogique.

3. La mise en place de tâches Parmi les outils proposés par le Cadre, officialisé en 2001, figure la perspective actionnelle, qui « considère avant tout l’usager et l’apprenant d’une langue comme des acteurs sociaux ayant à accomplir des tâches (qui ne sont pas seulement langagières) dans des circonstances et un environnement donnés, à l’intérieur d’un domaine d’action particulier2 . » Etant donné que les circonstances et l’environnement sont artificiels puisqu’il s’agit de l’apprentissage du français dans une classe, la mise en place de circonstances motivantes est primordiale de sorte que l’apprentissage de la langue sera le prétexte à l’accomplissement de la tâche. Autrement dit, l’apprenant aura besoin de recourir au français pour accomplir quelque chose de plausible en classe qui stimule son intérêt et l’amène à échanger avec ses pairs. Il s’agit de l’orientation projet. Nous en profiterons alors pour rappeler ce qui caractérise la tâche et ce qui la distingue de la simulation. Nous déterminerons enfin quelles tâches plausibles, en relation avec le niveau des étudiants, l’enseignant peut proposer à sa classe et quelle forme concrète donner au résultat afin de valoriser les productions.

Les francophones ont du talent – Concours national de chanson francophone


L’Ambassade de France au Vietnam organise un concours national de chanson francophone intitulé « Les francophones ont du talent » du 14 septembre au 5 décembre 2015.
Ce concours s’adresse à tous les jeunes francophones de plus de 16 ans de nationalité vietnamienne.

Vous trouverez le règlement du concours ainsi que la fiche d’inscription sur cette page, rubrique “Fichiers”.

Si vous avez des questions, n’hésitez pas à nous envoyer un message, rubrique “Contacter”.

Attention ce concours est exclusivement destiné aux chanteurs non professionnels.

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức cuộc thi hát tiếng Pháp toàn quốc với tên gọi “Những người nói tiếng Pháp tài năng” từ ngày 14/09 đến ngày 5/12/2015.

Cuộc thi này dành cho tất cả những người Việt Nam nói tiếng Pháp từ 16 tuổi trở lên.

Các bạn có thể xem thể lệ cuộc thi cũng như phiếu đăng ký trên trang này, mục “Fichiers” (Tài liệu).

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại gửi tin nhắn cho chúng tôi, mục “Contacter” (Liên hệ).

Xin lưu ý : cuộc thi này dành riêng cho các ca sĩ không chuyên.

Règlement du concours – VN.docx.pdf

Règlement du concours – FR.docx.pdf

« C’est la fête à l’Espace ! »


Journée Portes Ouvertes à l’Institut français de Hanoi – l’Espace
Samedi 12 septembre à 10h00

 « C’est la fête à l’Espace ! »

10h00 : Accueil du public avec l’Ambassadeur

En présence de Sandrine Llouquet, artiste française dont l’exposition « Chapitre 2 : midi » sera inaugurée le 10 septembre dans le hall de l’Espace

En présence notamment de Le Cat Trong Ly, compositeur-interprète, Giang Trang, chanteuse, et de nombreux autres invités.

Remise du prix de peinture murale de l’Espace : avec The Son Nguyen, plasticien.

Pendant toute la journée, les artistes sélectionnés par le jury du concours peignent les murs menant au parking de l’Espace.

10h30-11h30 : « Je m’amuse avec la philosophie », rencontres-jeux autour de la collection de livres philosophiques pour adolescents : (lieu : médiathèque)

En partenariat avec les éditions Kim Dong (durée : 1h)

10h30 : « Apprendre le français : c’est facile et amusant ! » (lieu : salles de classe)

►Profitez d’un cours de découverte gratuit de 30 mn !

3 sessions : 10h30-11h00 ; 11h00-11h30 ; 11h30-12h00.

11h00-11h30 : Remise de prix aux 12 étudiants diplômés du cours de français juridique (lieu : hall)

 

11h40-12h40 : « Etudier en France, un passeport pour l’avenir » : (lieu : auditorium)

  • Comment Campus France Vietnam vous aide à préparer le meilleur projet pour vos études en France ?
  • Les 10 très bonnes raisons d’étudier en France

12h30 : L’Espace, un réseau de partenaires (lieu : hall)

14h00-15h00 : Culture et cinéma (lieu : auditorium)

  • 14h00-14h30 : projection pour public enfant
  • 14h40-15h20 : projection pour adolescents et adultes

14h00-15h00 : « Venez découvrir les nouveautés de la médiathèque de l’Espace invente : Culturethèque, bibliothèque mobile etc. » (lieu : médiathèque)

14h00-15h00 : Rencontre avec des Vietnamiens ayant étudié en France : partage d’expériences (3 sessions en parallèle) : (lieu : salles de classe)

  • Management – banque – assurance – finance
  • Ingénieurs – informatique
  • Tourisme – hôtellerie – restauration

15h15 : Tirage tombola (lieu : hall d’accueil)

16h : Fin de la journée portes ouvertes

Appel à candidature – Formation tutorée


Appel à candidature – Formation tutorée
Accompagnement à la professionnalisation des enseignants de FLE
Octobre 2015 – Mars 2016
Institut français du Vietnam – l’Espace, Hanoï

La formation tutorée proposée est un programme qui concerne les jeunes enseignants de français.
La participation à ce type de stage permet aux enseignants de développer leurs compétences et d’approfondir leurs connaissances pédagogiques, didactiques et interculturelles. Ce programme sera mené par l’Institut français du Vietnam, à Hanoï. Dans le cadre de ce dispositif de formation, deux enseignants seront formés par l’Ecole de langue de l’Institut. La formation se prise en charge en totalité par l’Institut.

Programme
Les stagiaires seront accueillis pour une durée de deux sessions de cours (18 semaines) du 12 octobre 2015 au 3 mars 2016 au sein de l’Ecole de langue de l’Institut français du Vietnam, l’Espace. Ils bénéficieront d’un accompagnement en présentiel de 7h par semaine assuré par des tuteurs natifs.

Cette formation se déclinera de la façon suivante :
– observation des cours du tuteur,
– préparation de cours avec le tuteur,
– préparation de cours en autonomie,
– animations de cours,
– réunions-bilan.
En amont de la formation tutorée, les stagiaires suivront une formation pédagogique de remise à niveau de 10h (début octobre).
Les objectifs pédagogiques de cette formation tutorée visent à :
– familiariser le stagiaire aux contextes d’enseignement ;
– stimuler les capacités d’analyse et d’élaboration du stagiaire, en gagnant en autonomie professionnelle ;
– favoriser un questionnement sur une pratique professionnelle ;
– développer des compétences pédagogiques et interculturelles ;
– développer et concrétiser des compétences professionnelles dans le champ de l’enseignement du français langue étrangère ;
– travailler en collaboration et en complémentarité avec une équipe d’enseignants.

Certification
À l’issue du stage, l’enseignant-stagiaire se verra remettre un certificat de formation de l’Institut français du Vietnam. L’obtention du certificat sera conditionnée par l’évaluation des éléments suivants :
– cahier de suivi,
– rapport de stage,
– appréciation d’observation d’un cours pris en charge par le stagiaire,
– obtention d’un DALF C1 minimum (en cas de non-obtention du DALF C1 à la fin de la formation, le stagiaire bénéficiera d’un délai d’un an pour l’obtenir).
N.B : Les stagiaires se verront remettre une indemnité, à la fin de leur formation, qui couvrira leur frais
de déplacement.

Profil des stagiaires
– Jeune enseignant en établissement bilingue ou en université
– Niveau DALF C1 validé ou en cours
– Formation solide en pédagogie et didactique du FLE (master 1 ou master 2, DAEFLE…)
– Expérience professionnelle (1 an minimum)
Cette formation exige une forte disponibilité des stagiaires.

Modalités de candidature
Tout dossier de candidature doit comprendre :
– un curriculum vitae
– une lettre de motivation explicitant le projet professionnel
– photocopie des diplômes
– photocopie d’une attestation en langue française (DELF/DALF, TCF…)

Les dossiers complets, adressés à l’attention de Mme Fanny FAYOLLE, chargée de mission pédagogique à
l’Institut français du Vietnam, doivent être envoyés par email :
fanny.fayolle@institutfrancais-vietnam.com avant le 18 septembre 2015.
Les candidats sélectionnés seront convoqués à un entretien.

Télécharger l’appel à candidature en pdf

Hội thảo quốc gia “Bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm”


Thông báo số 1 Về việc tổ chức Hội thảo quốc gia

“Bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm”

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo quốc gia “Bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm”.

1. Mục đích

Tạo diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, giảng viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp để nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về: giảng dạy các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ; giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng hình thành năng lực người học; giảng dạy tích hợp trong các trường sư phạm.

2. Nội dung Hội thảo

Hội thảo sẽ tập trung thảo luận 4 chủ đề sau:

Chủ đề 1: Nâng cao năng lực cho giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Chủ đề 2: Nâng cao năng lực đánh giá sinh viên và năng lực giảng dạy khoa học đánh giá cho giảng viên.

Chủ đề 3: Nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về giảng dạy tích hợp.

Chủ đề 4: Giảng viên các trường sư phạm với chương trình phổ thông mới.

3. Thành phần tham dự

– Đại biểu khách mời: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đà Nẵng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và 07 trường đại học sư phạm trọng điểm; ĐH Đồng Tháp, ĐH Qui Nhơn (khách mời).

– Các tác giả có báo cáo và viết bài cho Hội thảo.

– Đại biểu trong Trường: Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị và toàn thể cán bộ giảng viên trong Trường.

4. Thời gian, địa điểm tổ chức

– Thời gian: Dự kiến từ ngày 10 đến 11 tháng 10 năm 2015.

– Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng.

Số 459, đường Tôn Đức Thắng – Quận Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng.

Điện thoại: (84) – 511 – 3841323, Fax: (84) – 511 – 3842 953.

5. Đăng ký tham dự và thể lệ gửi bài

Những bài báo khoa học đáp ứng yêu cầu của Ban Biên tập sẽ được đăng trong Kỉ yếu của Hội thảo có mã số ISBN.

– Thời gian đăng kí và gửi báo cáo tóm tắt: trước 10/9/2015

– Thời hạn gửi báo cáo toàn văn: trước 20/9/2015

– Thông báo chấp nhận báo cáo trước 01/10/2015

– Quy cách và thể lệ bài viết: Bài báo được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, chưa từng được công bố trên sách, báo và các tạp chí khác. Bài viết không quá 10 trang A4, được định dạng như sau: lề trái: 3 cm, lề phải: 2,5 cm, lề trên: 2 cm, lề dưới: 2 cm; font chữ Time New Roman, tiêu đề viết hoa cỡ chữ 11, nội dung cỡ chữ 12; giãn dòng 1,2; Tác giả chịu trách nhiệm chính ghi rõ họ tên, địa chỉ email và điện thoại liên lạc dưới dòng tên tác giả; Tài liệu tham khảo được trình bày theo thứ tự: Tên tác giả, tên tạp chí, tập, số, năm, trang.

6. Địa chỉ gửi bài

Tác giả đăng kí tài khoản Hội nghị tại website http://conf.ued.udn.vn/ht/113. Báo cáo tóm tắt và báo cáo toàn văn được gửi qua hệ thống website trên. Nếu không thể gửi được qua hệ thống, tác giả có thể đăng kí trực tiếp và gửi bài cho Hội nghị theo địa chỉ email: annguyenht@gmail.com; Điện thoại cố định: (84).511.6569179, di động: 0905915292.

7. Quyền lợi đại biểu tham dự Hội nghị

– Các đại biểu tham dự và các nhà khoa học có báo cáo được miễn lệ phí tham gia Hội thảo.

– Ban Tổ chức hỗ trợ ăn trưa và ăn tối trong thời gian diễn ra Hội thảo tại trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng.

8. Hỗ trợ thông tin

Mọi chi tiết xin liên hệ Bộ phận thường trực của Ban tổ chức Hội thảo:

TS. Nguyễn Bá Trung, Trưởng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; Điện thoại cố định: 0511. 3730908, di động: 0905188257

Thông tin về Hội thảo được cập nhật tại website: http://conf.ued.udn.vn.

Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thảo, Ban Tổ chức trân trọng kính mời các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo đăng ký, tham dự, viết bài và báo cáo tại Hội thảo./.

Các tập tin đính kèm: (TB so 1.PDF);

Tuyển tình nguyện viên IBO 2016


Ngày 28/08/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1534/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tổ chức Olympic Sinh học Quốc tế lần thứ 27 năm 2016 tại Việt Nam” (gọi tắt là IBO 2016). Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ là đơn vị tổ chức IBO 2016. Olympic Sinh học quốc tế năm nay diễn ra tại Hà Nội trong thời gian từ ngày 17-24/07/2016 với sự tham gia của khoảng 500 học sinh và giáo viên đến từ 70 quốc gia trên thế giới.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Số: 701/ĐHSPHN-TB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015

 THÔNG BÁO LẦN 1

Về việc tuyển tình nguyện viên cho Olympic Sinh học Quốc tế lần thứ 27 tại Việt Nam năm 2016 (IBO 2016) (kèm theo công văn số: 700/CV-ĐHSPHN)

Ngày 28/08/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1534/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tổ chức Olympic Sinh học Quốc tế lần thứ 27 năm 2016 tại Việt Nam” (gọi tắt là IBO 2016). Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ là đơn vị tổ chức IBO 2016. Olympic Sinh học quốc tế năm nay diễn ra tại Hà Nội trong thời gian từ ngày 17-24/07/2016 với sự tham gia của khoảng 500 học sinh và giáo viên đến từ 70 quốc gia trên thế giới.

Để tổ chức thành công IBO 2016, Ban tổ chức có nhu cầu tuyển tình nguyện viên tham gia hỗ trợ các công việc trong quá trình diễn ra IBO.

1. Đối tượng tuyển chọn

–         Sinh viên năm thứ 1, 2 hệ đại học chính quy có học lực khá trở lên và sử dụng thành thạo một trong các thứ tiếng sau đây:

Tiếng Anh Tiếng Trung Quốc Tiếng Thái
Tiếng Pháp Tiếng Hàn Quốc Tiếng Ý
Tiếng Đức Tiếng Nhật Tiếng Bồ Đào Nha
Tiếng Nga Tiếng Tây Ban Nha Ngoại ngữ khác

–         Có tinh thần học hỏi và trách nhiệm cao đối với công việc được giao.

–         Có khả năng giao tiếp tốt, ngoại hình khá

–         Có sức khỏe tốt, đặc biệt không bị say sóng, say tàu xe

–         Ưu tiên các sinh viên đã có kinh nghiệm tham gia các hoạt động xã hội hoặc có kinh nghiệm trong các mảng công việc đối ngoại, truyền thông, tổ chức sự kiện, công nghệ thông tin, nhiếp ảnh…

2. Nghĩa vụ của tình nguyện viên

Tình nguyện viên cho IBO 2016 là người thực hiện các công việc theo sự phân công của Ban Tổ chức IBO 2016 như: theo sát một đoàn dự thi (học sinh) của một nước tham dự Olympic 24/24 giờ, đón tiếp các đoàn trong buổi khai mạc, bế mạc Olympic; tuyên truyền, PR cho các chương trình hoạt động của IBO 2016; biên tập bản tin, hình ảnh, tài liệu giới thiệu IBO 2016…

–         Tuân thủ quy định và sự chỉ đạo của Ban tổ chức IBO 2016.

–         Trong suốt thời gian được triệu tập phục vụ IBO 2016, phải thường trực và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ 24/24h (đặc biệt là những tình nguyện viên được phân công phụ trách các đoàn học sinh).

–         Thực hiện đúng lịch làm việc và thời gian biểu Ban tổ chức đã quy định theo chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp.

–         Giao tiếp văn minh, lịch sự với bạn bè, du khách trong và ngoài nước.

–         Giữ gìn tài sản của cuộc thi và của các di tích đến tham quan.

3. Quyền lợi của tình nguyện viên

–         Có cơ hội thường xuyên sử dụng và hoàn thiện ngoại ngữ trong công việc.

–         Được tham gia tập huấn, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm.

–         Được tham gia 1 dự án có quy mô lớn, được làm việc với các giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng, học sinh ưu tú trong và ngoài nước.

–         Được hưởng các chế độ bồi dưỡng theo quy định của Ban Tổ chức.

–         Được làm việc trong môi trường năng động, trách nhiệm.

–         Được đi tham quan các danh lam thắng cảnh cùng với học sinh các nước dự thi.

–         Được Ban tổ chức cấp giấy chứng nhận nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4. Quy trình tuyển chọn

–         Ứng viên nộp hồ sơ xin xét tuyển theo quy định trên trang web của IBO 2016 tại đây

–         Các ứng viên có hồ sơ đạt tiêu chuẩn sẽ nhận được thông báo (qua email) tham dự vòng phỏng vấn (đợt 1) được tổ chức vào tháng 08 năm 2015. Kết quả tuyển chọn sau vòng phỏng vấn sẽ là cơ sở chọn lựa chính thức tình nguyện viên cho IBO2016.

5. Hồ sơ xét tuyển

Ứng viên nộp hồ sơ xin xét tuyển trực tuyến tại trang web www.ibo2016.org theo các bước sau:

– Bước 1: Đăng ký tài khoản trên trang web www.ibo2016.org/vi

– Bước 2: Điền thông tin vào bản đăng ký làm tình nguyện viên

– Bước 3: Tải lên các tài liệu sau:

–         Bản scan Lý lịch tự thuật (theo mẫu) có dán ảnh màu 4×6 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất, có xác nhận của trường sinh viên đang theo học (ứng viên giữ bản gốc để trình khi tham dự vòng phỏng vấn).

–         01 ảnh của ứng viên (ảnh toàn thân, chụp tự nhiên)

–         01 bài luận bằng ngoại ngữ sẽ sử dụng khi tham gia IBO 2016

– Bước 4: Gửi đăng ký

6. Thời gian xét tuyển

–         Thời gian nhận hồ sơ đợt 1: từ 15/6/2015

–         Dự kiến phỏng vấn đợt 1: 10/8/2015

–         Công bố kết quả xét tuyển đợt 1: 15/8/2015

 

Nơi nhận:– Lưu VT, VP IBO 2016– Ban chỉ đạo IBO 2016 (để báo cáo)– Các trường đại học theo công văn HIỆU TRƯỞNG(đã ký)GS. TS. Nguyễn Văn Minh

Giới thiệu website của Khoa Tiếng Pháp!


Chào các bạn,

Đây là cổng thông tin điện tử của Khoa. Các bạn sẽ được cập nhập tin tức mới nhất về các hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên trong khoa.