Khoa Tiếng Pháp – ĐHSP HN chào đón tân sinh viên K65 nhập học


Hòa trong không khí tựu trường của sinh viên cả nước, ngày 29/08/2015, các tân sinh viên khóa 65 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói chung và Khoa Tiếng Pháp nói riêng đã nô nức đến trường làm thủ tục nhập học. Với điều kiện thời tiết thuận lợi, trời vào thu, không khí mát mẻ, nhiều tân sinh viên và phụ huynh đã tập trung tại trường với hành lý chuẩn bị cho các em một cuộc sống mới. Niềm vui hiện rõ trên nét mặt của các em khi trở thành tân sinh viên, đánh dấu bước tiến quan trọng khi bước chân vào giảng đường đại học. Xen lẫn niềm vui, háo hức thì các bậc phụ huynh và tân sinh viên cũng có nhiều hồi hộp, lo lắng khi các em bắt đầu một cuộc sống tự lập, xa nhà và môi trường học tập với thầy cô, bạn bè và kiến thức mới.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tân sinh viên đến nhập học, Khoa Tiếng Pháp đã xây dựng kết hoạch, bố trí phòng thư viện đa chức năng sạch đẹp, rộng rãi để tiếp đón và tạo điều kiện cho các em có thể làm thủ tục nhanh chóng, đơn giản nhất. Đối với những em chưa hoàn thành hồ sơ, cần phải bổ sung giấy tờ, Khoa tạo điều kiện để các em bổ sung và hoàn thiện thủ tục trong tuần đầu tiên của năm học.

Trong thời gian làm thủ tục nhập học, lực lượng thanh niên xung kích, là các anh chị sinh viên khoá trên đang theo học tại khoa cũng nhiệt tình tham gia chào đón, hỗ trợ các em trong quá trình làm thủ tục, các anh chị sinh viên đã rất hăng hái, nhiệt tình giúp đỡ phụ huynh và tân sinh viên bằng nhiều hoạt động thiết thực như: Hướng dẫn phụ huynh và sinh viên đến địa điểm làm thủ tục, ghi thông tin trên các giấy tờ, hướng dẫn quy trình làm thủ tục nhập học, đăng ký vào ở ký túc xá, tư vấn tài liệu học tập,… Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các em tân sinh viên nhanh chóng hòa đồng với môi trường học tập, rèn luyện Hội sinh viên tổ chức giới thiệu các Câu lạc bộ của Khoa như CLB Tiếng Pháp, CLB Dancing…

Với tinh thần nhiệt tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ của Khoa, các tân sinh viên đã hoàn thành thủ tục nhập học nhanh chóng, thuận lợi, tạo cảm giác yên tâm cho các bậc phụ huynh và tân sinh viên.

Một số hình ảnh ngày tân sinh viên nhập học:

Appel à candidature – Formation tutorée


Appel à candidature – Formation tutorée
Accompagnement à la professionnalisation des enseignants de FLE
Octobre 2015 – Mars 2016
Institut français du Vietnam – l’Espace, Hanoï

La formation tutorée proposée est un programme qui concerne les jeunes enseignants de français.
La participation à ce type de stage permet aux enseignants de développer leurs compétences et d’approfondir leurs connaissances pédagogiques, didactiques et interculturelles. Ce programme sera mené par l’Institut français du Vietnam, à Hanoï. Dans le cadre de ce dispositif de formation, deux enseignants seront formés par l’Ecole de langue de l’Institut. La formation se prise en charge en totalité par l’Institut.

Programme
Les stagiaires seront accueillis pour une durée de deux sessions de cours (18 semaines) du 12 octobre 2015 au 3 mars 2016 au sein de l’Ecole de langue de l’Institut français du Vietnam, l’Espace. Ils bénéficieront d’un accompagnement en présentiel de 7h par semaine assuré par des tuteurs natifs.

Cette formation se déclinera de la façon suivante :
– observation des cours du tuteur,
– préparation de cours avec le tuteur,
– préparation de cours en autonomie,
– animations de cours,
– réunions-bilan.
En amont de la formation tutorée, les stagiaires suivront une formation pédagogique de remise à niveau de 10h (début octobre).
Les objectifs pédagogiques de cette formation tutorée visent à :
– familiariser le stagiaire aux contextes d’enseignement ;
– stimuler les capacités d’analyse et d’élaboration du stagiaire, en gagnant en autonomie professionnelle ;
– favoriser un questionnement sur une pratique professionnelle ;
– développer des compétences pédagogiques et interculturelles ;
– développer et concrétiser des compétences professionnelles dans le champ de l’enseignement du français langue étrangère ;
– travailler en collaboration et en complémentarité avec une équipe d’enseignants.

Certification
À l’issue du stage, l’enseignant-stagiaire se verra remettre un certificat de formation de l’Institut français du Vietnam. L’obtention du certificat sera conditionnée par l’évaluation des éléments suivants :
– cahier de suivi,
– rapport de stage,
– appréciation d’observation d’un cours pris en charge par le stagiaire,
– obtention d’un DALF C1 minimum (en cas de non-obtention du DALF C1 à la fin de la formation, le stagiaire bénéficiera d’un délai d’un an pour l’obtenir).
N.B : Les stagiaires se verront remettre une indemnité, à la fin de leur formation, qui couvrira leur frais
de déplacement.

Profil des stagiaires
– Jeune enseignant en établissement bilingue ou en université
– Niveau DALF C1 validé ou en cours
– Formation solide en pédagogie et didactique du FLE (master 1 ou master 2, DAEFLE…)
– Expérience professionnelle (1 an minimum)
Cette formation exige une forte disponibilité des stagiaires.

Modalités de candidature
Tout dossier de candidature doit comprendre :
– un curriculum vitae
– une lettre de motivation explicitant le projet professionnel
– photocopie des diplômes
– photocopie d’une attestation en langue française (DELF/DALF, TCF…)

Les dossiers complets, adressés à l’attention de Mme Fanny FAYOLLE, chargée de mission pédagogique à
l’Institut français du Vietnam, doivent être envoyés par email :
fanny.fayolle@institutfrancais-vietnam.com avant le 18 septembre 2015.
Les candidats sélectionnés seront convoqués à un entretien.

Télécharger l’appel à candidature en pdf

Hội thảo quốc gia “Bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm”


Thông báo số 1 Về việc tổ chức Hội thảo quốc gia

“Bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm”

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo quốc gia “Bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường sư phạm”.

1. Mục đích

Tạo diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, giảng viên ở các cơ sở đào tạo giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp để nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về: giảng dạy các môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ; giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng hình thành năng lực người học; giảng dạy tích hợp trong các trường sư phạm.

2. Nội dung Hội thảo

Hội thảo sẽ tập trung thảo luận 4 chủ đề sau:

Chủ đề 1: Nâng cao năng lực cho giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Chủ đề 2: Nâng cao năng lực đánh giá sinh viên và năng lực giảng dạy khoa học đánh giá cho giảng viên.

Chủ đề 3: Nâng cao năng lực cho giảng viên các trường sư phạm về giảng dạy tích hợp.

Chủ đề 4: Giảng viên các trường sư phạm với chương trình phổ thông mới.

3. Thành phần tham dự

– Đại biểu khách mời: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đà Nẵng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và 07 trường đại học sư phạm trọng điểm; ĐH Đồng Tháp, ĐH Qui Nhơn (khách mời).

– Các tác giả có báo cáo và viết bài cho Hội thảo.

– Đại biểu trong Trường: Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị và toàn thể cán bộ giảng viên trong Trường.

4. Thời gian, địa điểm tổ chức

– Thời gian: Dự kiến từ ngày 10 đến 11 tháng 10 năm 2015.

– Địa điểm: Trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng.

Số 459, đường Tôn Đức Thắng – Quận Liên Chiểu – Tp. Đà Nẵng.

Điện thoại: (84) – 511 – 3841323, Fax: (84) – 511 – 3842 953.

5. Đăng ký tham dự và thể lệ gửi bài

Những bài báo khoa học đáp ứng yêu cầu của Ban Biên tập sẽ được đăng trong Kỉ yếu của Hội thảo có mã số ISBN.

– Thời gian đăng kí và gửi báo cáo tóm tắt: trước 10/9/2015

– Thời hạn gửi báo cáo toàn văn: trước 20/9/2015

– Thông báo chấp nhận báo cáo trước 01/10/2015

– Quy cách và thể lệ bài viết: Bài báo được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, chưa từng được công bố trên sách, báo và các tạp chí khác. Bài viết không quá 10 trang A4, được định dạng như sau: lề trái: 3 cm, lề phải: 2,5 cm, lề trên: 2 cm, lề dưới: 2 cm; font chữ Time New Roman, tiêu đề viết hoa cỡ chữ 11, nội dung cỡ chữ 12; giãn dòng 1,2; Tác giả chịu trách nhiệm chính ghi rõ họ tên, địa chỉ email và điện thoại liên lạc dưới dòng tên tác giả; Tài liệu tham khảo được trình bày theo thứ tự: Tên tác giả, tên tạp chí, tập, số, năm, trang.

6. Địa chỉ gửi bài

Tác giả đăng kí tài khoản Hội nghị tại website http://conf.ued.udn.vn/ht/113. Báo cáo tóm tắt và báo cáo toàn văn được gửi qua hệ thống website trên. Nếu không thể gửi được qua hệ thống, tác giả có thể đăng kí trực tiếp và gửi bài cho Hội nghị theo địa chỉ email: annguyenht@gmail.com; Điện thoại cố định: (84).511.6569179, di động: 0905915292.

7. Quyền lợi đại biểu tham dự Hội nghị

– Các đại biểu tham dự và các nhà khoa học có báo cáo được miễn lệ phí tham gia Hội thảo.

– Ban Tổ chức hỗ trợ ăn trưa và ăn tối trong thời gian diễn ra Hội thảo tại trường Đại học Sư phạm – ĐH Đà Nẵng.

8. Hỗ trợ thông tin

Mọi chi tiết xin liên hệ Bộ phận thường trực của Ban tổ chức Hội thảo:

TS. Nguyễn Bá Trung, Trưởng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; Điện thoại cố định: 0511. 3730908, di động: 0905188257

Thông tin về Hội thảo được cập nhật tại website: http://conf.ued.udn.vn.

Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thảo, Ban Tổ chức trân trọng kính mời các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo đăng ký, tham dự, viết bài và báo cáo tại Hội thảo./.

Các tập tin đính kèm: (TB so 1.PDF);