[SUPER LEADER] Vũ Anh Tài – Không bao giờ bỏ cuộc


Vũ Anh Tài – Cậu bạn Sinh viên năm Nhất thuyết phục giành giải Leader Tài Năng trong đêm chung kết Super Leader: “Đối mặt với thất bại, đứng lên không bao giờ là quá muộn”.

Có khá nhiều tài lẻ như vẽ, hát, chơi guitare, đóng kịch, cậu con trai thuộc “hàng hiếm” của Khoa tiếng Pháp nổi lên như một điểm nhấn về sự hòa đồng, tự tin và ham học hỏi. Ít người biết rằng, để có được ngày hôm nay, Anh Tài đã phải nỗ lực rất nhiều.

Bắt đầu ở Khoa với “con số không” về Ngoại ngữ, khác với nhiều bạn khác coi tiếng Pháp là nguyện vọng 2, với Tài, đây là lựa chọn duy nhất. Cậu bạn chia sẻ: “Thời gian khó khăn nhất với mình có lẽ là khi trượt đại học vào năm ngoái, mọi thứ dường như sụp đổ và mình muốn từ bỏ tất cả”. Ngay cả khi được xét tuyển vào một trường khác, nhưng không đúng với niềm đam mê, Tài đã quyết định nghỉ học.

Rồi, cho đến khi bình tâm và suy nghĩ kĩ, quyết định thi lại đại học vào năm sau đã tạo động lực cho Tài. Đối với cậu, người có tầm ảnh hưởng nhất đến bản thân đó chính là Abraham Lincoln và Thomas Edison. Đó thực sự là những con người vĩ đại đáng đẻ học hỏi. Nhờ có họ mà Tài đã nhận rằng thất bại chỉ là sự khởi đầu của thành công, không có thành công nào không có thất bại, “quan trọng là bạn có chấp nhận đứng dậy và bước tiếp hay không”. Vì vậy mỗi khi “đối mặt với thất bại mình đều không nản lòng, đứng lên không bao giờ là quá muộn”. Từ đó, Anh Tài luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức và cuối cùng chàng trai trẻ đã thành công.

DSC_7245

Vũ Anh Tài – Vòng thi Tour d’ENS (Áo trắng)

Đăng kí một trường duy nhất, may mắn cũng đã mỉm cười với Tài. Cánh cửa đại học mở ra, rất nhiều thách thức khác lại đến, đầu tiên là một ngôn ngữ mới, dù thừa nhận mình rất thích tiếng Pháp, nhưng làm quen với một ngôn ngữ mới không phải là điều dễ dàng. Không chỉ vậy, tạo mối quan hệ mới, những sự cạnh tranh cũng trở thành những mối quan tâm của tân sinh viên năm Nhất. Không phải vì khó mà ẩn mình, Anh Tài vẫn quyết định phấn đấu, và lựa chọn đầu tiên để thể hiện mình trong môi trường đại học chính là SUPER LEADER. “Trước khi tham gia mình cũng chỉ có suy nghĩ rằng đây là 1 sân chơi để mọi người cùng làm quen cũng như giao lưu học hỏi, nhưng qua mỗi vòng thi, mình lại tích lũy thêm cho bản thân nhiều trải nghiệm. Mình cũng khám phá thêm được nhiều khả năng của bản thân mà có lẽ nếu không có SUPER LEADER đó sẽ mãi chỉ là ẩn số”.

12204326_1142625899082360_576641887_o

Vũ Anh Tài – Phần thi Tài năng (Soirée des Arts)

Khoảnh khắc được sướng tên – Leader Tài năng – cậu bạn đã vô cùng xúc động. Cuộc thi nào cũng cần sự nỗ lực và cố gắng từ mỗi thí sinh. Vì vậy việc được giải với mình như là 1 phần thưởng xứng đáng cho những gì mình đã luyện tập trong suốt quá trình tham gia chương trình, và mình rất vui vì điều đó. Đó là 1 cảm xúc vỡ òa trong niềm vui sướng, cùng với đó là bất ngờ và cuối cùng là sự thỏa mãn.

Hành trang khởi đầu đã trọn vẹn, tương lai vẫn còn ở phía trước…

Dự định của Tài sau khi tham gia chương trình này là tiếp tục học tập thật tốt,  cống hiến dưới mái trường sư phạm nói chung và đặc biệt là khoa tiếng pháp nói riêng. Nếu có cơ hội, cậu bạn sẽ tham gia nhiều hơn các hoạt động của khoa, trường và các hoạt động xã hội để tích lũy thêm thật nhiều kinh nghiệm cũng như vốn sống cho bản thân trước khi bước ra con đường đời đầy chông gia và thử thách. Đó là thách thức và cũng sẽ là cơ hội lớn để mình thể hiện bản thân và khám phá thêm nhiều điều bổ ích.

Anh Tài cũng chia sẻ thêm: “Khi còn nhỏ mình có ước mơ trở thành 1 phi hành gia và mình vẫn đang tiếp tục ấp ủ ước mơ đó, 1 ngày không xa…”. Chàng trai trẻ tự tin rằng, dù không phải bay lượn với những chiếc phi cơ, nhưng bản thân chắc chắn có thể thỏa sức vùng vẫy giữa bầu trời của ước mơ, khẳng định mình và thành công.

Thực hiện:

Minh Hằng

CUỘC THI SÁNG TẠO PHIM NGẮN – “Sinh viên Pháp ngữ: Quay, diễn!”


Văn phòng Châu Á Thái Bình Dương của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tổ chức cuộc thi sáng tạo phim ngắn (clip) lần II, dành cho các sinh viên nói tiếng Pháp trong khu vực, đang theo học tại các chương trình đào tạo cử nhân hoặc thạc sỹ năm học 2015/2016. Chủ đề của cuộc thi: “3 LÝ DO ĐỂ YÊU THÍCH CỘNG ĐỒNG PHÁP NGỮ ĐẠI HỌC”.
Với độ dài 3 phút, tác phẩm phải thể hiện được 3 lý do vì sao mình yêu thích cộng đồng đại học Pháp ngữ.

1. Điều lệ cuộc thi :

Với 1 đoạn video dài tối đa là 3 phút, tác giả phải trình bày được 3 lý do đăng ký theo học tại các chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp. Đoạn phim ngắn được làm dưới dạng clip video hoặc đoạn phim quảng cáo ngắn, phóng sự, hay trừu tượng để thể hiện khả năng sáng tạo nghệ thuật và sự năng động của sinh viên Pháp ngữ.

2. Điều kiện tham gia :

Người dự thi có thể tham gia cá nhân hoặc theo nhóm. Trường hợp dự thi theo nhóm, mỗi nhóm tối đa là 3 người.

Đoạn phim có thể được thực hiện chỉ với điện thoại smartphone. Đến với cuộc thi, các bạn sinh viên có cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo của mình, bên cạnh đó, giúp mọi người hiểu được lợi ích đến từ môi trường đại học, chất lượng đào tạo, cơ hội nghề nghiệp, của các chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp bậc cử nhân và thạc sỹ.

3. Giải thưởng cuộc thi :

Phần thưởng bao gồm máy tính bảng, smartphones, hoặc máy nghe nhạc MP3 và các quà tặng lưu niệm của AUF như áo T-shirt, USB, vòng đeo tay…

Riêng đối với các trường Đại học có thí sinh dự thi, các đoạn clip sẽ là một công cụ quảng bá hữu hiệu cho các chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp. Những tác phẩm này sẽ được đăng tải trên trang web các chương trình đào tạo Pháp ngữ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương : http://www.formations.univ-ap.info/ (các thông tin về các cuộc thi sáng tạo clip vidéo cũng có ở đây) và trên các phương tiện thông tin đại chúng của AUF.

4. Đăng ký tham gia :

Để đăng ký và gửi clip dự thi, vui lòng truy cập : lên trang http://concours.vn.auf.org/video

Thời hạn nhận hồ sơ đăng ký: ngày 20 tháng 01 năm 2016
Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo http://www.formations.univ-ap.info/
Nếu bạn nghĩ không thể thực hiện 1 video với smartphone, chúng tôi sẽ có câu trả lời cho bạn.

Bạn đã biết về trang France Université Numérique (FUN), chuyên giới thiệu các khóa học trực tuyến ngắn hạn đại trà (CLOM / MOOC) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ? : https://www.france-universite-numerique-mooc.fr/about

Hiện tại FUN đang mở 1 khóa học ngắn hạn với chủ đề “Thực hiện một video chuyên nghiệp với điện thoại thông minh – smartphone”: https://www.france-universite-numerique-mooc.fr/courses/gobelins/83001/session01/about do trường Đại học hình ảnh GOBELINS (Paris) giảng dạy. Khóa học bao gồm 6 tuần học từ xa với nội dung đề cập đến những bước cơ bản để làm một đoạn phim ngắn chuyên nghiệp. Thời hạn đăng ký khóa học miễn phí này là trước ngày 06/11/2015.
Với những kiến thức thu thập được từ khóa học này, bạn sẽ tự tin hơn để đăng ký dự thi CUỘC THI SÁNG TẠO VIDEO “SINH VIÊN PHÁP NGỮ : QUAY, DIỄN !”

Nguồn: CNF

Thực hiện: Minh Hằng

[SUPER LEADER] ĐÊM CHUNG KẾT– NƠI TÀI NĂNG TỎA SÁNG


Hành trình SUPER LEADER sau hơn một tháng tổ chức đã dần đi đến hồi kết với đêm nghệ thuật Soirée des Arts đã diễn ra thành công tốt đẹp vào tối ngày 23/10/2015 tại Hội trường A10, KTX Đại học Sư phạm Hà Nội.

DSC_0771

Sân khấu đêm Chung kết Super Leader trước giờ G

Ngay từ buổi chiều, các thành viên trong Ban tổ chức cùng các cộng tác viên đã có mặt để chuẩn bị cho đêm chung kết: từ âm thanh, ánh sáng, sắp xếp hội trường đến trang trí sân khấu… đều được chuẩn bị công phu, tỉ mỉ. Ban tổ chức đã tự tay gấp những con hạc giấy ánh kim, thả vào đó mong ước sinh nhật hạnh phúc và trọn vẹn, bơm từng quả bóng làm đẹp không gian hy vọng tạo được không gian ấn tượng nhất cho các thí sinh và khán giả. Bên cạnh đó, các thí sinh cũng có mặt rất sớm để tổng duyệt và sẵn sàng cho phần thể hiện của mình. Đến 19h00, chương trình chính thức bắt đầu.

Mở đầu chương trình, khán giả được thưởng thức những phần trình diễn tài năng đặc sắc. Nếu đội một gây bất ngờ với những phần trình diễn đa dạng: nhảy, hát, múa, đóng kịch…, nhóm 2 mang đến không không khí sâu lắng, ngọt ngào qua ca khúc đầy ý nghĩa thì nhóm 3 lại khiến cả khán phòng vỡ òa với những chi tiết hài hước, thú vị. Mỗi đội một cá tính, một màu sắc riêng đã mang đến không khí đầy hào hứng, bất ngờ cho khán giả.

DSC_0723

Phần thi của đội 1

DSC_0751

Phần thi của đội 2

DSC_0764

Phần thi của đội 3

Sau phần thi tài năng đặc sắc, Ban giám khảo cùng tổng kết lại điểm số của các thí sinh sau cả 3 vòng để tìm ra 5 thủ lĩnh xuất sắc nhất bước vào vòng thi hùng biện: Hạnh Hương, Anh Tài, Hồng Nhung, Anh Duy và Huệ Khanh. Các chủ đề hùng biện được BTC đưa ra vừa gần gũi nhưng không kém phần nóng hổi trong đời sống xã hội:

  • Nữ lãnh đạo – Cơ hội hay Thử thách?
  • Văn hóa đọc trong giới trẻ hiện nay
  • Ngoại ngữ – Chìa khóa để hội nhập
  • Vô cảm và tâm lý đám đông trong đời sống
  • Thế giới ảo và những giá trị thực…

Những chủ đề này mang đến những thử thách thú vị cho các thủ lĩnh thể hiện quan điểm, tiếng nói của mình.Những luận điểm đột phá, lập luận sắc bén, cùng dẫn chứng đa dạng đã khẳng định các thủ lĩnh trẻ đầy tiềm năng, bản lĩnh. Càng về cuối càng trở nên thú vị và kịch tính, không khí nóng và hào hứng hơn, lôi cuốn khán giả cùng theo dõi.

Ảnh gốc

Ban tổ chức và thí sinh chụp ảnh lưu niệm

Kết quả chung cuộc, các danh hiệu đã tìm được chủ nhân xứng đáng. Bênh cạnh các giải thưởng đồng đội giành cho mỗi vòng, Ban tổ chức đã dành tặng:

  • Leader năng động Vũ Đức Vượng (lớp AK63)
  • Leader bản lĩnh Phạm Anh Duy (lớp AK64)

Đặc biệt, những sinh viên năm nhất lớp AK65 đầy tiềm năng đã xuất sắc giành nhiều giải thưởng quan trọng:

  • Leader tài năng Vũ Anh Tài
  • Leader phong cách Nguyễn Hồng Nhung
  • Leader được yêu thích nhất Vũ Hạnh Hương.

Cuối cùng, Nguyễn Hồng Nhung, cô sinh viên năm nhất đã thuyết phục được Ban giám khảo và khán giả sau 4vòng thi để trở thành Quán quân của chương trình. Có thể nói đây là những bước khởi đầu đầy triển vọng, hứa hẹn một thế hệ lãnh đạo kế cận xuất sắc và bản lĩnh.

Cũng trong đêm chung kết SUPER LEADER, một sự kiện khác cũng đã diễn ra – SINH NHẬT TRÒN 2 TUỔI CÂU LẠC BỘ TIẾNG PHÁP. Nhìn lại chặng đường 2 năm hình thành phát triển với rất nhiều hoạt động ý nghĩa, Ban chủ nhiệm cùng các thành viên không giấu nổi xúc động và tự hào. Thời khắc hết sức gần gũi, tình cảm nhưng cũng không kém phần trang trọng bởi những lời chúc của các câu lạc bộ bạn trong trường: CLB máu, CLB tiếng Anh, CLB Guitar, CLB Ảo thuật, Nhóm nhảy First Step…, những bó hoa, những phần trình diễn chúc mừng, những món quà nhỏ nhưng ý nghĩa, và cuối cùng tất cả các giảng viên, sinh viên, khách mời có mặt đều lên sân khấu hát vang bài hát chúc mừng sinh nhật, thổi nến đánh dấu 2 tuổi trọn vẹn. Một hành trình mới đang mở ra, hứa hẹn rất nhiều dự án, kế hoạch hấp dẫn đang được ấp ủ dành cho các thành viên Đại gia đình Pháp ngữ Đại học Sư phạm Hà Nội – nơi những trái tim nhiệt huyết đang cùng nhau cống hiến, lan tỏa tình yêu đối với ngôn ngữ của tình yêu này.

Thực hiện

Trang Nhung – Minh Hằng

 

[SUPER LEADER] Nguyễn Hồng Nhung – Ước mơ mới – Tương lai mới


Cuộc thi SUPER LEADER khép lại cũng là lúc những ước mơ mới mở ra. Nguyễn Hồng Nhung – Tân sinh viên K65, giảnh giải Nhất chung cuộc, giải Leader Phong Cách – “SUPER LEADER không chỉ là sân chơi, đó còn là thách thức và cơ hội để em thay đổi và ước mơ”

Nhắc về thời còn là học12188409_977451872322750_425942662_n sinh cấp 3 – trường THPT Trần Phú, Hồng Nhung chia sẻ: “Khoảng thời gian ấy, em khá mờ nhạt, tự ti và cũng ít khi tham gia hoạt động của trường nữa”. Có lẽ, lần được tham gia Cộng tác viên Ban truyền thông cho Báo Hoa Học Trò chính là lần đầu trải nghiệm và giao lưu học hỏi của cô gái trẻ. Được là một thành viên trong gia đình Báo Hoa, nơi mà có những con người tài năng, vui tính, đáng yêu, luôn hết mình vì công việc, đó là điều hết sức may mắn. Ở đó, Nhung cũng hiểu được ý nghĩa của một công việc, ý nghĩa của những đồng tiền đầu tiên nhận được bằng sức lao động của mình.

Bước vào Cánh cửa Đại học, Khoa tiếng Pháp không phải nguyện vọng Đầu tiên, nhưng cũng được xem như mối nhân duyên, ngày đầu tiên nộp hồ sơ cũng là ngày Nhung biết mình có lẽ sẽ hợp với nơi này. Làm quen với những người bạn mới, một ngôn ngữ mới, nhịp điệu học mới, đối với Nhung quả là một thách thức. Nhưng những “Người truyền lửa” – những anh chị Khóa trên – những sinh viên tài năng và nhiệt huyết đã thôi thúc Nhung nhập cuộc.

Và SUPER LEADER, bước đầu của một niềm đam mê mới…đam mê thử thách, đam mê thể hiện

Nguyễn Hồng Nhung

Với tính cách vốn khá nhát trước đám đông, Nhung thừa nhận đăng kí thi Super Leader là một chuyển biến lớn đối với bản thân. Suốt gần 1 tháng cùng các anh chị, các bạn cùng Khoa vượt qua 3 vòng thi đầy hấp dẫn của chương trình đã mang đến cho cá nhân Nhung rất nhiều trải nghiệm cũng như những kỷ niệm quý giá.

Nếu như ở Vòng 1: Tour d’ENS – Vòng tròn Sư phạm, Nhung được cùng các đồng đội vừa chạy đua, vừa giải đố, vừa hoàn thành nhiệm vụ và cùng nhau có những khoảnh khắc vui vẻ, thì ở Vòng 2: Débat – Tranh biện, cô bạn lại được học hỏi nhiều kiến thức, các kỹ năng bổ ích cũng như bản lĩnh thể hiện ý kiến cá nhân.

Vòng 3: Soirée des Arts – Đêm Nghệ thuật, phần thi Tài năng chính là lúc Hồng Nhung được thể hiện mình, thể hiện năng khiếu cá nhân. Dù là hát, nhảy hay hùng biện, Quán quân của chương trình đều chứng minh trước tất cả mọi người khả năng và thế mạnh của mình. Mỗi vòng thi, Nhung được xếp đội với nhiều sinh viên khác nhau, làm việc với mỗi cá tính cũng chính là cơ hội hòa nhập, lĩnh hội kiến thức, các kỹ năng và hoàn thiện bản thân hơn.

Với một tân sinh viên như em, tham gia chương trình là điều vô cùng quý giá, “SUPER LEADER không chỉ là sân chơi, đó còn là thách thức và cơ hội để em thay đổi và ước mơ”. Qua đó, Nhung được thể hiện mình, sống trong một môi trường năng động, kết bạn và đặc biệt được gặp gỡ những sinh viên xuất sắc nhất của khoa tiếng Pháp. Hơn nữa, cô gái trẻ cũng học được rằng, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết bảo vệ chính kiến cũng như lắng nghe, học hỏi, không bảo thủ, không tự phụ.

Khi được hỏi về cảm nhận trước kết quả không thể tuyệt vời hơn với mình, Hồng Nhung thừa nhận: “Từ những ngày đầu tiên, em chưa bao giờ dám tham vọng mình sẽ đạt được ngôi vị cao nhất của Super Leader mà chỉ đơn thuần nghĩ bản thân phải biết cố gắng hết mình với mọi việc. Chiến thắng này là một cột mốc quan trọng với em, bên cạnh niềm tự hào và hạnh phúc, em cũng có chút áp lực. Nhưng em sẽ lấy đó làm động lực để tiếp tục phấn đấu, cố gắng làm tốt vai trò của mình hơn nữa”.

Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích – “Strive not to be a success, but rather to be of value”  (Albert Einstein)
IMG_20150422_130927Trong tương lai, trước hết “Tân thủ lĩnh” của chúng ta hy vọng có thể hoàn thành tốt việc học trên lớp, đồng thời nỗ lực hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, sẽ lấy 3 từ mà những “Người truyền lửa” dành tặng cho em làm mục tiêu “Chủ động – Bản lĩnh – Sáng tạo”, mong rằng sẽ trở thành người kế cận tiềm năng và cống hiến thật nhiều cho Trường Đại học Sư phạm nói chúng và Khoa tiếng Pháp nói riêng.

Trước khi kết thúc buổi phỏng vấn, Nhung cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Ban Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, cảm ơn Ban tổ chức Super Leader, cảm ơn các anh chị K62, K63, K64 và K65 đã cùng nhau làm nên một Super Leader thành công rực rỡ, cảm ơn sự ủng hộ, cổ vũ động viên mọi người – “Cảm ơn mọi người vì tất cả những điều tuyệt vời nhất! Chúc mừng Câu lạc bộ Tiếng Pháp tròn 2 tuổi và ngày càng lớn mạnh hơn nữa để chúng em có thêm nhiều cơ hội phát triển khả năng của mình!”

 

Thực hiện:

Minh Hằng

Giải Bóng Đá/Bóng Chuyền Cán bộ – Sinh viên Năm 2015 (Loạt Trận 1)


Hằng năm, giải bóng đá/ bóng chuyền thường niên kỉ niệm ngày thành lập trường thường được diễn ra vào đầu tháng 10. Giải đấu nhận được rất nhiều sự quan tâm của cán bộ, học sinh, sinh viên toàn trường. Hòa vào không khí vui tươi đó, khoa Tiếng Pháp trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đưa quân đi tham dự với 3 nội dung: bóng đá nữ, bóng chuyền nữ và bóng đá nam.

co-luu-niem1

Đúng 8h sáng ngày 3/10, các vận động viên đã có mặt đầy đủ tại sân vận động trường để làm lễ khai mạc và nghi thức tuyên thệ sẽ chơi đẹp và cống hiến hết mình. Trên tinh thần giao lưu và học hỏi, đây là cơ hội tốt để tạo các mối quan hệ hữu nghị giữa các khoa trong trường.

Mỗi đội bóng đá/bóng chuyền nữ gồm 12 vân động viên và 2 chỉ đạo viên. Đội bóng chuyền nữ xuất trận sau trận ra quân của đội bóng đá nam Liên khoa Anh-Pháp.

Ở trận đấu khai mạc gặp khoa Ngữ Văn, đội bóng đá nam liên quân đã xuất sắc đánh bại các chàng trai đến từ khoa Ngữ Văn với tỷ số 5-1. Tuy nhiên, do sai sót trong khâu đăng kí thành viên ra sân, sau khi quy chiếu với điều lệ, Liên Quân Anh-Pháp đã bị xử thua 0-2 do khiếu nại từ bên phía các cầu thủ khoa Ngữ Văn. Đây là một trường hợp khá hy hữu và đáng tiếc trong ngày khai mạc.

Tại một diễn biến khác, ở trận ra quân của đội bóng chuyền nữ, khoa Pháp đụng độ khoa Việt Nam Học trong dịp kỉ niệm 10 năm thành lập của khoa Việt Nam Học. Các cô gái của khoa tiếng Pháp đã vượt qua Việt Nam Học với tỷ số 2-0 sau 2 set đấu để giành những điểm số đầu tiên trong ngày ra quân.

Một ngày sau, đội bóng đá nữ khoa tiêng Pháp đã xuất trận, đối thủ một lần nữa lại là khoa Việt Nam Học.

bongchuyen4

Tuy nhiên, bộ môn bóng đá có lẽ được đầu tư hơn, cả hai đội đã đem đến 1 trận đấu giằng co quyết liệt. Tỷ số cuối cùng là 2-1 nghiêng về khoa Việt Nam Học, một màn phục thù ngọt ngào cho đội bóng chuyền. Vạn sự khởi đầu nan, thất bại này không làm nản lòng các cô gái của chúng ta. Đây sẽ là động lực để đội bóng hướng đến kết quả khả quan trong những trận đấu sắp tới.

Sau khi kết thúc lượt trận đầu tiên, các thành viên của hai đội bóng đá/bóng chuyền tiếp tục tập luyện cho những trận đấu tiếp theo.

Một số hình ảnh của giải đấu

[SUPER LEADER] Vòng tranh biện – Nơi tiếng nói thủ lĩnh cất lên


Tiếp nối thành công của vòng Thử thách thực tế – Cuộc thi tìm kiếm tài năng lãnh đạo Super leader, CLB tiếng Pháp  trường Đại học Sư phạm Hà Nội mang đến phần thi thứ 2: Tranh biện với những nội đầy mới lạ và hấp dẫn. Chương trình diễn ra tại phòng 202 nhà V vào chiều thứ bảy, ngày 03/10/2015 với sự tham gia của 19 thí sinh xuất sắc.

DSC_7531

Các thí sinh làm quen trước giờ G

Mở đầu chương trình, các bạn thí sinh được làm quen với tranh biện và các khái niệm cơ bản. Đây là một kỹ năng còn khá mới mẻ ở Việt Nam nói chung và với sinh viên khoa Pháp – trường đại học Sư phạm nói riêng. Tuy vậy, các bạn tỏ ra vô cùng hào hứng, chăm chú lắng nghe và nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến. Ban tổ chức cũng có những chia sẻ về kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho các bạn tham dự.

Ban tổ chức tập huấn kỹ năng tranh biện cho các thí sinh

Ban tổ chức tập huấn kỹ năng tranh biện cho các thí sinh

 

Các thí sinh chăm chú lắng nghe

Các thí sinh chăm chú lắng nghe

Ban tổ chức hướng dẫn từng nhóm làm việc

Ban tổ chức hướng dẫn từng nhóm làm việc

Bước vào phần thi chính thức, các bạn được chia về 4 đội, cùng làm việc nhóm, tìm hiểu, bàn luận và đưa ra quan điểm về những chủ đề rất gần gũi nhưng không kém phần nóng hổi: “Bảo vệ môi trường nên là một nội dung bắt buộc trong giáo dục phổ thông tại Việt Nam” hay “Nên áp dụng kỳ thi THPT quốc gia tại Việt Nam”. Qua vòng đấu loại trực tiếp, hai đội chiến thắng tiếp tục bước vào chung kết, cùng tranh biện chủ đề chính của chương trình: “Lãnh đạo phải là người giỏi nhất”. Mỗi đội một màu sắc, một phong cách, mang đến những quan điểm mạnh mẽ, đột phá của người trẻ, qua đó phản ánh năng lực, mong muốn cháy bỏng của các thủ lĩnh tiềm năng.

Thí sinh Phan Hữu Mạnh - Đội 3

Thí sinh Phan Hữu Mạnh – Đội 3

Thí sinh Đỗ Thị Nhật Linh - Đội 4

Thí sinh Đỗ Thị Nhật Linh – Đội 4

Vòng thi kết thúc tốt đẹp, để lại nhiều bài học và dư âm trong lòng các bạn tham gia chương trình. Thông qua đó, BTC cũng kỳ vọng bước đầu hình thành văn hóa tranh biện, kỹ năng lắng nghe và phản biện xã hội trong giới trẻ, từ đó, các bạn dám nói, dám làm, dám thay đổi suy nghĩ, góp phần hoàn thiện bản thân, đóng góp cho sự phát triển xã hội.

Một số hình ảnh khác của chương trình:

DSC_7773

DSC_7803

DSC_7640

DSC_7623

 

Thực hiện:

Trang Nhung

Ateliers de formation pour les professeurs de français langue étrangère


Le formateur

Directeur pédagogique à l’Alliance Française de Chicago, Gaël Crépieux a enseigné le français pendant 12 ans dans des contextes variés (écoles privées de conversation, lycées, The American School in Japan, universités et Institut Français), notamment à l’Institut Français de Tokyo où il a exercé les fonctions de professeur-formateur. Titulaire d’un Master de Recherche en Didactique du FLE, il est également coauteur de manuels de FLE (Spirale, Hachette, 2006 et Interactions, Clé International, 2013). Il a, au cours de sa carrière au Japon, assuré des formations dans les établissements du réseau culturel français, puis au CLA (Centre de Linguistique Appliquée) de Besançon. Dans le cadre de la formation universitaire, il a coordonné le module « Pratiques de classe » d’un DUFLE intensif pour le Japon et a contribué à l’élaboration du DUFLE pour les Etats-Unis dans lequel il enseigne. Il anime également des ateliers de formation pour les professeurs de français de Chicago ou intervient encore dans le cadre des journées de formation de Clé International.

Atelier 1

Amener les apprenants à communiquer plus efficacement (3 heures) Comme le titre de l’atelier le laisse entendre, il s’agira de voir comment rendre les apprenants acteurs de leur apprentissage, tout en développant leur compétence en communication. Nous tâcherons, dans ce but, de nous mettre d’accord sur la terminologie en précisant ce qui entre en jeu lorsque nous communiquons. De là, nous proposerons un travail, selon différentes activités langagières, de repérage de contenus et d’attente en termes de production, puis d’organisation de la séquence pédagogique pour amener les apprenants à atteindre l’objectif communicatif visé.

Atelier 2

Apprentissage collaboratif et interactions en classe de français (3 heures) Au cours de cet atelier, les participants seront amenés à expérimenter différents débuts de séquence pédagogique dans le but de repérer ce qui fait obstacle à la mise en place d’interactions en classe de français, selon l’entrée dans la langue proposée. Puisque c’est l’apprenant qui est l’acteur de son propre apprentissage, à quelles stratégies l’enseignant peut-il faire appel pour lui céder la place afin qu’il puisse parler de son vécu dès le début de la séquence pédagogique, et l’amener à maîtriser les compétences et aptitudes nécessaires pour gérer de lui-même les tâches proposées ? Utopie ? Pas sûr. C’est en tout cas cette approche, déjà expérimentée et adoptée dans plusieurs pays, qui sera testée.

Atelier 3

Intégrer les tâches et valoriser les productions (3 heures) Parmi les outils proposés par le CECRL figure la perspective actionnelle, qui « considère avant tout l’usager et l’apprenant d’une langue comme des acteurs sociaux ayant à accomplir des tâches (qui ne sont pas seulement langagières) dans des circonstances et un environnement donnés, à l’intérieur d’un domaine d’action particulier1 . » Etant donné que les circonstances et l’environnement sont artificiels puisqu’il s’agit de l’apprentissage du français dans une classe, la mise en place de circonstances motivantes est primordiale de sorte que l’apprentissage de la langue sera le prétexte à l’accomplissement de la tâche. Autrement dit, l’apprenant aura besoin de recourir au français pour accomplir quelque chose de plausible en classe qui stimule son intérêt et l’amène à échanger avec ses pairs. Il s’agit de l’orientation projet. Au cours de cet atelier, qui se voudra actionnel, nous rappellerons ce qui caractérise la tâche et ce qui la distingue de la simulation. Nous déterminerons enfin quelles tâches plausibles, en relation avec le niveau des étudiants, l’enseignant peut proposer à sa classe et quelle forme concrète donner au résultat afin de valoriser les productions.

Atelier 4

Enseigner la culture en français : langues et identités régionales en France (3 heures) L’enseignement de la langue va de pair avec celui de la culture et, lorsqu’il s’agit de compétences sociolinguistiques, celles-ci s’acquièrent bien souvent à travers l’apprentissage de la langue. Il en va autrement de l’apprentissage de connaissances sur la société française. D’une part les documents authentiques sont souvent longs et d’un niveau élevé, d’autre part, il paraît difficile de privilégier une approche collaborative et active lorsque les élèves ou étudiants sont en réception de contenus (linguistiques et culturels) qu’ils découvrent. Quelles activités l’enseignant peut-il proposer pour exploiter ces contenus sans recourir à la langue maternelle des étudiants tout en intégrant les cinq C ? Au cours de l’atelier, nous aborderons un document de compréhension écrite et un reportage vidéo qui permettent à l’enseignant d’aborder en classe la question des langues et identités régionales en France.

Atelier 5

Exploiter des ressources vidéo et créer sa séquence pédagogique (3 heures) Introduire un court documentaire ou un reportage vidéo en cours, c’est ouvrir une fenêtre sur la France, une occasion d’initier nos étudiants à la culture et à la civilisation française. Toutefois encore faut-il que les contenus soient exploitables, ce qui implique une intervention de l’enseignant pour les didactiser. L’atelier permettra de traiter deux aspects relatifs à l’exploitation de documents vidéo en classe de FLE : d’une part, comment extraire et exploiter techniquement une vidéo diffusée sur Internet et d’autre part, comment inscrire le document au cœur d’une séquence pédagogique et en proposer des activités d’exploitation (matériel à apporter optionnellement : ordinateur portable).

Atelier 6

Intégrer la perspective actionnelle dans les pratiques de classe (6 heures)

1. Les apports du Cadre européen commun de référence pour les langues (CECRL) Avec l’évolution de la société, les objectifs des apprenants ont changé, faisant naître de nouveaux paradigmes méthodologiques et les enseignants, pour pouvoir répondre à ces besoins naissants, ont vu leur rôle se modifier. Pour comprendre au mieux ce qui a amené la création du CECRL et le passage à la perspective actionnelle, il importe dans un premier temps de situer l’évolution des méthodologies dans leur contexte historique et social. Nous reverrons alors ensemble, au cours de cette première partie de la journée, quels sont les apports du CECRL à l’enseignement des langues étrangères.

2. L’exploitation du manuel Dans le cadre des cours de français général, l’enseignant doit tenir compte des apports du CECRL et construire son cours à partir d’un manuel, outil incontournable qui présente avantages comme inconvénients. Le manuel, s’il est supposé faciliter le travail de l’enseignant, peut parfois se révéler être un handicap si son exploitation en classe est trop centrée sur celui-ci. Nous tâcherons donc de voir comment concilier le recours au manuel et la centration sur l’apprenant et à ces fins, nous redéfinirons le rôle de l’enseignant au sein de la mise en place de la séquence pédagogique.

3. La mise en place de tâches Parmi les outils proposés par le Cadre, officialisé en 2001, figure la perspective actionnelle, qui « considère avant tout l’usager et l’apprenant d’une langue comme des acteurs sociaux ayant à accomplir des tâches (qui ne sont pas seulement langagières) dans des circonstances et un environnement donnés, à l’intérieur d’un domaine d’action particulier2 . » Etant donné que les circonstances et l’environnement sont artificiels puisqu’il s’agit de l’apprentissage du français dans une classe, la mise en place de circonstances motivantes est primordiale de sorte que l’apprentissage de la langue sera le prétexte à l’accomplissement de la tâche. Autrement dit, l’apprenant aura besoin de recourir au français pour accomplir quelque chose de plausible en classe qui stimule son intérêt et l’amène à échanger avec ses pairs. Il s’agit de l’orientation projet. Nous en profiterons alors pour rappeler ce qui caractérise la tâche et ce qui la distingue de la simulation. Nous déterminerons enfin quelles tâches plausibles, en relation avec le niveau des étudiants, l’enseignant peut proposer à sa classe et quelle forme concrète donner au résultat afin de valoriser les productions.

Les francophones ont du talent – Concours national de chanson francophone


L’Ambassade de France au Vietnam organise un concours national de chanson francophone intitulé « Les francophones ont du talent » du 14 septembre au 5 décembre 2015.
Ce concours s’adresse à tous les jeunes francophones de plus de 16 ans de nationalité vietnamienne.

Vous trouverez le règlement du concours ainsi que la fiche d’inscription sur cette page, rubrique “Fichiers”.

Si vous avez des questions, n’hésitez pas à nous envoyer un message, rubrique “Contacter”.

Attention ce concours est exclusivement destiné aux chanteurs non professionnels.

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức cuộc thi hát tiếng Pháp toàn quốc với tên gọi “Những người nói tiếng Pháp tài năng” từ ngày 14/09 đến ngày 5/12/2015.

Cuộc thi này dành cho tất cả những người Việt Nam nói tiếng Pháp từ 16 tuổi trở lên.

Các bạn có thể xem thể lệ cuộc thi cũng như phiếu đăng ký trên trang này, mục “Fichiers” (Tài liệu).

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại gửi tin nhắn cho chúng tôi, mục “Contacter” (Liên hệ).

Xin lưu ý : cuộc thi này dành riêng cho các ca sĩ không chuyên.

Règlement du concours – VN.docx.pdf

Règlement du concours – FR.docx.pdf