Tuyển sinh đại học 2020 – Khoa tiếng Pháp – Đại học Sư phạm Hà Nội


Chào mừng các Quý phụ huynh và các bạn Học sinh thân mên đến với mùa tuyển sinh 2020 của Khoa tiếng Pháp – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Là một trong những nơi đào tạo giáo viên hàng đầu trong cả nước, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã bắt đầu mùa tuyển sinh 2020. Khoa Pháp – Đại học Sư phạm Hà Nội gửi đến quý phụ huynh và các bạn học sinh thông tin giới thiệu về Khoa. Không chỉ giúp các bạn thực hiện giấc mơ trở thành cô giáo/ thầy giáo tiếng Pháp, trở thành Sinh viên Khoa Pháp – ĐHSPHN còn mở ra cho các bạn nhiều cánh cửa cơ hội việc làm khác.

Sinh viên ngành sư phạm Tiếng Pháp có cơ hội:
✅ Được học tập và rèn luyện trong môi trường thân thiện và chuyên nghiệp với đội ngũ giảng viên được đào tạo nghiêm túc, bài bản tại Việt Nam và các nước phương Tây.
✅ Được học tập trong các phòng học có thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học.
✅ Được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp bởi đội ngũ nhà giáo gồm các tiến sĩ, thạc sĩ tâm huyết với nghề và có kiến thức chuyên môn sâu sắc, có phương pháp giảng dạy khoa học và hiện đại.
✅ Được trang bị những kiến thức lý luận và thực tiễn về ngôn ngữ Pháp,giáo học pháp,văn hóa, lịch sử…
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:
Theo khảo sát mới nhất, hơn 97% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ở nhiều vị trí khác nhau như:
– Giáo viên giảng dạy ở các trường phổ thông, Trung cấp và Giảng viên tại hệ thống các trường Cao đẳng, Đại học;
– Cán bộ hành chính ở một số cơ sở giáo dục và quản lý giáo dục;
– Cán bộ ở các tổ chức, cơ sở có yêu cầu sử dụng tiếng Pháp;
– Cán bộ phiên dịch, biên dịch;
– Cán bộ nghiên cứu ngôn ngữ của các trường, học viện;
– Thư ký/Trợ lý giám đốc;
– Hướng dẫn viên du lịch, quản lý điều hành tour, v.v…
Mời các quý Phụ huynh và các bạn Học sinh hãy xem video sau để có cái nhìn tổng quan hơn về Khoa tiếng Pháp – ĐHSPHN.

Concours – à la découverte d’IFprofs


Concours – à la découverte d’IFprofs

À l’occasion du lancement officiel de la plateforme IFprofs, l’Institut Français du Vietnam vous invite, chers professeurs de français, à partir à la découverte de la plateforme pour tenter de gagner un séjour d’exception en France !

Il est obligatoire de répondre, en français, à toutes les questions pour valider sa participation.
Les candidatures se cloturent le dimanche 13 novembre à minuit.

Lien vers le règlement du concours : http://www.institutfrancais-vietnam.com/wp-content/uploads/2016/10/FLYER-concours-IFProfs-01.pdf

Pour partir explorer la plateforme, c’est par ici : https://vn.ifprofs.org/
A vous de jouer, bonne chance !

Concours

Hội thảo Khoa học cán bộ trẻ trường ĐHSP Hà Nội lần thứ VIII


HỘI THẢO KHOA HỌC CÁN BỘ TRẺ TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

LẦN THỨ VIII

Hội thảo Khoa học cán bộ trẻ trường ĐHSP Hà Nội lần thứ VIII đã diễn ra vào  hồi 8h30 ngày 21/10/2016 tại Hội trường K1, trường ĐHSP Hà Nội.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Anh Đào, Tổ trưởng Bộ môn Lý thuyết tiếng Khoa tiếng Pháp đã vinh dự được chọn là 1 trong 5 tác giả trình bày công trình nghiên cứu tại Hội thảo. Nghiên cứu của Thạc Sĩ Nguyễn Thị Anh Đào có tên “Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành thông qua hình thức xêmina tại các khoa ngoại ngữ trường ĐHSP Hà Nội”. Nghiên cứu nhận được đánh giá cao của các nhà nghiên cứu trẻ và phản hồi tích cực từ phía giảng viên và sinh viên tham dự Hội thảo. Nhiều câu hỏi và góp ý được đặt ra cho tác giả Nguyễn Thị Anh Đào.

4 giảng viên  của Khoa tiếng Pháp được chọn đăng bài trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cán bộ trẻ-Trường Đại học sư phạm Hà Nội

  1. Thạc sĩ Trịnh Thùy Dương : “Đánh giá kỹ năng ngôn ngữ : Nhiệm vụ bất khả thi?”
  2. Thạc sĩ Nguyễn Thị Anh Đào, Tổ trưởng Bộ môn Lý thuyết tiếng : “Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành thông qua hình thức xêmina tại các khoa ngoại ngữ trường ĐHSP Hà Nội”
  3. Thạc sĩ Hà Minh Phương : “Một vài đề xuất về cách dạy và học từ vựng cho người học tiếng Pháp”
  4. Thạc sĩ Trương Thị Thúy, Tổ trưởng Bộ môn Thực hành tiếng: “ Nâng cao tính hiệu quả trong xây dựng và chọn lọc hệ thống bài tập phục vụ dạy học phát âm tiếng Pháp”

Một số hình ảnh của hội thảo

20161021_090134 20161021_091451 20161021_091519 20161021_091548

Tin bài và ảnh : Hoàng Thị Hồng Vân

KHÓA ĐÀO TẠO « Conception des contenus pédagogiques numériques »


KHÓA ĐÀO TẠO  « Conception des contenus pédagogiques numériques »

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 5-7/10/2016

Từ ngày 5-7/10 đã diễn ra Khóa đào tạo « Conception des contenus pédagogiques numériques » do CREFAP/OIF phối hợp tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tại trung tâm CNF/AUF .

Khóa học cung cấp và cập nhật những kiến thức mới nhất trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và các trang tương tác trong việc giảng dạy ngoại  ngữ, hoạt động mà CREFAP đặc biệt chú trọng và tổ chức nhiều khóa đào tạo trong những năm qua.

Khóa học tháng 10/2016 tập trung vào việc xây dựng giáo án giảng dạy điện tử trong đó tập trung vào Powtoon (một phần mềm trực tuyến giúp  tạo những video dùng trong giảng dạy), chương trình Learningapps (tạo ra các bài tập và trò chơi trực tuyến) và việc xây dựng một  trang giáo án sư phạm (site pédagogique) với Googles Sites.

 

Khóa học có sự tham gia của các giảng viên đến từ Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học NN-ĐHQG Hà Nội, Đai học Hà Nội, Đại học KH-XH thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hoàng gia Phnom Penh, Đại học Huế cùng các giáo viên đến từ Lào và Campuchia khác.

Tài liêu khóa học : https://drive.google.com/file/d/0B3jAzLpAF5TGbzBqT1JUWG9DWTA/view?usp=sharing

Tin bài và ảnh : Hoàng Thị Hồng Vân

Một số hình ảnh về khóa tập huấn

formation_CREFAP_5 -7.10 Chuyên gia đào tạo_Tiến sĩ Nguyễn Hữu Bình_  Trưởng khoa tiếng Pháp_Đại học Đà Nẵng Phần thưởng sau khóa đào tạo

Colloque International : Enseigner Le Français: S’engager Et Innover – Thailande 2017


Appel à communications
3e colloque international
Association thaïlandaise des professeurs de français

Du jeudi 19 au vendredi 20 octobre 2017

Sous le haut patronage de

Son Altesse Royale la Princesse Maha Chakri Sirindhorn

Pour plus d’informations, visitez le site du colloque : http://colloqueatpf2017.com/

LỄ BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP – SINH VIÊN A-K62  


Sau một chặng đường làm việc, nghiên cứu không ngừng, ngày 5 tháng 5 vừa qua, tám sinh viên xuất sắc nhất của lớp A – Khóa 62 – Khoa Tiếng Pháp đã trải qua Lễ bảo vệ Khóa luận Tốt nghiệp thành công tốt đẹp với số điểm xứng đáng.

Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên Khóa 62 gồm những nhà khoa học có uy tín cao trong lĩnh vực ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Pháp. Để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá và chấm điểm khóa luận của sinh viên, đã có 2 Hội đồng chấm khóa luận được thành lập. Hội đồng 1 gồm: ThS. Trần Hương Lan, ThS. Trương Thị Thúy, ThS. Hoàng Thị Hồng Vân và ThS. Nguyễn Thị Thu Trang. Hội đồng 2 gồm: TS. Nguyễn Văn Toàn, ThS. Nguyễn Thị Anh Đào, ThS. Hoàng Thanh Vân, ThS Hà Minh Phương và ThS. Đỗ Thị Thu Trang.

Trong không khí hết sức trang trọng, nghiêm túc, buổi bảo vệ được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ Pháp. Mỗi sinh viên khóa 62 ngành Sư phạm Tiếng Pháp đã thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình một cách hết sức thành thạo và lưu loát. Các nội dung khóa luận tốt nghiệp của sinh viên được Hội đồng đánh giá cao bởi tính khoa học, thực tế và ứng dụng. Không chỉ vậy, phong thái tự tin, bài trình chiếu đẹp, ứng dụng tốt công nghệ thông tin cũng là điểm mạnh của sinh viên K62 năm nay.

Với tinh thần khách quan, khoa học, các thành viên Hội đồng chấm luận văn đã đưa ra những nhận xét, đánh giá sắc sảo, đa chiều cũng như đặt ra những câu hỏi phản biện khó dành cho sinh viên. Trước thử thách này, các sinh viên K62 đều bình tĩnh suy nghĩ và trình bày quan điểm, ý kiến của mình nhằm thuyết phục Hội đồng.

Lễ bảo vệ Khóa luận của sinh viên Khóa 62 và kết thúc thành công tốt đẹp. Sau 4 năm miệt mài học tập và rèn luyện, các sinh viên đã thực hiện trọn vẹn bài tập – bài thi cuối cùng của mình. Với năng lực và phẩm chất tốt, cùng kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng vững vàng, hy vọng các sinh viên này có thể tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp thật tốt trong tương lai.

Dưới đây là một số hình ảnh của lễ bảo vệ :

Processed with VSCO   13138795_977320475717164_8891553075976859458_n

13165941_10204424172082907_4395654668709206391_n   13174069_926428744132872_2698402549769548949_n

Thực hiện: Minh Hằng

[Tin học bổng] Les Bourses de la Francophonie 2016 pour professeurs de français FLE dans le monde


25 Học bổng Pháp ngữ dành cho giáo viên tiếng Pháp trên thế giới trong khoảng thời gian từ Chủ nhật, ngày 17 tháng 7 năm 2016 đến Thứ bảy, ngày 30 tháng 7 năm 2016 !!!

Bạn là giáo viên tiếng Pháp? Hãy tham gia ngay để giành được suất học bổng với: Hai tuần thực tập giành cho giáo viên tại trường Azurlingua tại Nice!

Bạn cần làm những gì?

  1. Nhấp vào link: http://concours.bonjourdefrance.com/
  2. Trả lời các câu hỏi
  3. Hoàn thành mẫu đăng kí
  4. Nhấp vào nút “Gửi”

Và bạn đã hoàn thành!!!

Hạn chót tham gia: Thứ 6, ngày 22 tháng 4 năm 2016.

Chúc các bạn thành công!!!

 

Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem tại: http://concours.bonjourdefrance.com/

 

Thực hiện: Minh Hằng

SINH VIÊN KHOA PHÁP TÍCH CỰC VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP


Trong những ngày sôi động Tháng thanh niên, cùng với sinh viên khối ngành Sư phạm nói chung, các sinh viên năm ba, năm tư khoa Sư phạm Tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm Hà Nội hào hứng bước vào đợt thực tập năm học 2015-2016.

Năm nay, các trường thực tập đa dạng từ cấp 1 (Tiểu học Nghĩa Tân, Tiểu học Nam Thành Công, Tiểu học Hữu Nghị…), cấp 2 (THCS Trưng Vương, THCS Lê Quý Đôn…) đến trường cấp 3 (THPT Sơn Tây, THPT Hòn Gai,…) tại nhiều địa điểm khác nhau: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… Đợt thực tập kéo dài trong 4 tuần (đối với thực tập đợt 1- sinh viên năm 3) và 6 tuần (đối với thực tập đợt 2- sinh viên năm 4) đã mang lại cho các bạn sinh viên những bài học và trải nghiệm đáng nhớ.

Nâng cao năng lực chuyên môn

Thời gian học tập trên giảng đường đã trang bị cho các bạn sinh viên rất nhiều kiến thức chuyên ngành, và thực tập chính là cơ hội để các bạn đưa những tri thức đã học đó vào thực tế. Dưới sự chỉ bảo tận tình của các giáo viên hướng dẫn, những đòi hỏi khác nhau của từng đơn vị thực tập… các giáo sinh có cơ hội để tìm tòi, bổ sung kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng đứng lớp, thử thách bản thân. Học từ thầy cô, bè bạn và từ chính các em học sinh là cách mà các giáo sinh đang nỗ lực để hoàn thiện kiến thức chuyên môn cũng như năng lực sư phạm của mình.

Nhiều bạn tâm sự: Những gì được học trong nhà trường và thực tế có khoảng cách không hề nhỏ. Rất nhiều điều dù đã chuẩn bị kỹ, nhưng khi khi đưa vào áp dụng trong các tình huống cụ thể mới phát sinh khó khăn, đòi hỏi sự khéo léo, thông minh và linh hoạt trong xử lý.

Thanh Huyền kể: Có vấn đề ngữ pháp nhỏ nhỏ, mình nghĩ đã nắm vững rồi, đến khi học sinh hỏi đến lại bối rối, lúng túng, lúc ấy thấy xấu hổ lắm! Thế mới biết, để có một tiết dạy thành công khó đến thế nào, và thêm chăm chút cho mỗi giờ lên lớp hơn!

Trau dồi kinh nghiệm và tình yêu nghề

Trong quá trình thực tập, các giáo sinh không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy tiếng Pháp mà còn có cơ hội được tham gia các hoạt động giáo dục, ngoại khóa đa dạng cùng lớp và nhà trường: công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động Đoàn – Đội, làm đồ dùng học tập, các cuộc thi văn nghệ chào mừng 08/03, Hội khỏe Phù Đổng 26/03, Cuộc thi nghi thức đội, Ngày hội Ngôn ngữ… đã giúp các giáo sinh có cái nhìn toàn diện về hoạt động trong nhà trường phổ thông và rèn luyện các kỹ năng, kinh nghiệm quý báu.

IMG_0802

Biểu diễn văn nghệ chào mừng 8-3 (Trường tiểu học Nghĩa Tân – Hà Nội)

Mỹ Linh – cô sinh viên năm 3 lần đầu được làm quen với kỳ thực tập cho biết: Em cảm thấy rất hào hứng khi tham gia kỳ thực tập này. Đây vừa là dịp để em rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, vừa là nơi để giao lưu, học hỏi các cô giáo dạy tiếng Pháp, lại còn có thể gần gũi với các em học sinh. Các em ở đây rất đáng yêu, thông minh và lễ phép. Lần đầu tiên được gọi cô – xưng con, em thấy hạnh phúc vô cùng. Đứng trên bục giảng, nhìn những ánh mắt trong veo, mong đợi của học sinh, em càng thêm yêu nghề, yêu lớp, muốn gắn bó với con đường Sư phạm. Tuy nhiên, thấy mình vẫn chưa tự tin lắm, chỉ mong kỳ thực tập kéo dài hơn”.

tt_hs5

Tiết sinh hoạt đầu tuần cùng các em học sinh (Trường THPT Hòn Gai -Quảng Ninh)

tt-ngoai khoa

Ngày hội Pháp ngữ (trường tiểu học Hữu Nghị – Quảng Ninh)

tt_ngayhoivh

Hội trại ngôn ngữ (Trường THCS Trưng Vương – Hà Nội)

 

 

 

 

 

 

 

 

Còn những bạn sinh viên năm 4 lại có những cảm nhận khác. Minh Hằng (sinh viên lớp A-K62) chia sẻ: “Trở lại với trường thực tập, bản thân mình thấy vừa quen vừa lạ, thấy bản thân cần cố gắng hơn nữa để những bài dạy hay hơn, thu hút các em hơn. Sau những đợt thực tập thế này, chúng mình thấy rõ sự trưởng thành của bản thân và thêm trân trọng tâm huyết của các thầy cô giáo.”

tt_giaovien

Tri ân các cô giáo hướng dẫn nhân ngày 8-3 (Trường THCS Lê Quý Đôn – Hà Nội)

 

tt_gv

Tình cảm thầy trò thân thiết sau thời gian thực tập (THPT Hòn Gai – Quảng Ninh)

Những trải nghiệm mới

Địa điểm thực tập không chỉ ở nội thành Hà Nội, mà còn tỏa ra các khu vực ngoại thành (Sơn Tây, Chúc Động…) và các tỉnh thành phố khác (Quảng Ninh, Nam Định, Hải Phòng…) đã mang đến cho các bạn sinh viên cơ hội khám phá những vùng đất mới. Trong thời gian thực tập, các bạn tranh thủ tìm hiểu về vùng đất mình đến, từ những nét sinh hoạt đặc thù của địa phương, tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, gặp gỡ những con người khác nhau, những môi trường hoàn toàn mới lạ. Đó chắc chắn là khoảng thời gian thú vị, không thể nào quên trong đời sinh viên, là tư liệu sinh động để mang vào bài dạy những sắc màu tươi đẹp của cuộc sống, phù hợp với đối tượng học sinh mỗi nơi.

tt_tham quan

Tham quan danh lam thắng cảnh tại Quảng Ninh, Hải Phòng…

tt_tham quan2

Tham quan danh lam thắng cảnh tại Quảng Ninh, Hải Phòng…

Có thể gọi kỳ thực tập đầy bổ ích này “kỳ học thứ 3” trong năm học dành cho mỗi bạn sinh viên Sư phạm. Đây là bước đệm quan trọng, mang đến những hành trang quý báu cho các thầy cô giáo tương lai. Chúc các bạn sẽ có kỳ thực tập thành công với những bài học bổ ích, những trải nghiệm thú vị và kỷ niệm khó quên.

 

Một số hình ảnh khác:

tt_le quy don

tt_hs3

tt_hdnk

tt_hs4

tt_tham quan3

Thực hiện: Trang Nhung

Giải Bóng Đá/Bóng Chuyền Cán bộ – Sinh viên Năm 2015 (Loạt Trận 1)


Hằng năm, giải bóng đá/ bóng chuyền thường niên kỉ niệm ngày thành lập trường thường được diễn ra vào đầu tháng 10. Giải đấu nhận được rất nhiều sự quan tâm của cán bộ, học sinh, sinh viên toàn trường. Hòa vào không khí vui tươi đó, khoa Tiếng Pháp trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng đưa quân đi tham dự với 3 nội dung: bóng đá nữ, bóng chuyền nữ và bóng đá nam.

co-luu-niem1

Đúng 8h sáng ngày 3/10, các vận động viên đã có mặt đầy đủ tại sân vận động trường để làm lễ khai mạc và nghi thức tuyên thệ sẽ chơi đẹp và cống hiến hết mình. Trên tinh thần giao lưu và học hỏi, đây là cơ hội tốt để tạo các mối quan hệ hữu nghị giữa các khoa trong trường.

Mỗi đội bóng đá/bóng chuyền nữ gồm 12 vân động viên và 2 chỉ đạo viên. Đội bóng chuyền nữ xuất trận sau trận ra quân của đội bóng đá nam Liên khoa Anh-Pháp.

Ở trận đấu khai mạc gặp khoa Ngữ Văn, đội bóng đá nam liên quân đã xuất sắc đánh bại các chàng trai đến từ khoa Ngữ Văn với tỷ số 5-1. Tuy nhiên, do sai sót trong khâu đăng kí thành viên ra sân, sau khi quy chiếu với điều lệ, Liên Quân Anh-Pháp đã bị xử thua 0-2 do khiếu nại từ bên phía các cầu thủ khoa Ngữ Văn. Đây là một trường hợp khá hy hữu và đáng tiếc trong ngày khai mạc.

Tại một diễn biến khác, ở trận ra quân của đội bóng chuyền nữ, khoa Pháp đụng độ khoa Việt Nam Học trong dịp kỉ niệm 10 năm thành lập của khoa Việt Nam Học. Các cô gái của khoa tiếng Pháp đã vượt qua Việt Nam Học với tỷ số 2-0 sau 2 set đấu để giành những điểm số đầu tiên trong ngày ra quân.

Một ngày sau, đội bóng đá nữ khoa tiêng Pháp đã xuất trận, đối thủ một lần nữa lại là khoa Việt Nam Học.

bongchuyen4

Tuy nhiên, bộ môn bóng đá có lẽ được đầu tư hơn, cả hai đội đã đem đến 1 trận đấu giằng co quyết liệt. Tỷ số cuối cùng là 2-1 nghiêng về khoa Việt Nam Học, một màn phục thù ngọt ngào cho đội bóng chuyền. Vạn sự khởi đầu nan, thất bại này không làm nản lòng các cô gái của chúng ta. Đây sẽ là động lực để đội bóng hướng đến kết quả khả quan trong những trận đấu sắp tới.

Sau khi kết thúc lượt trận đầu tiên, các thành viên của hai đội bóng đá/bóng chuyền tiếp tục tập luyện cho những trận đấu tiếp theo.

Một số hình ảnh của giải đấu

Compte-rendu – Atelier d’élaboration d’un référentiel de compétences


Chers collègues,

Faisant suite à l’atelier réflexif sur le référentiel de compétences des enseignants de français au mois de juillet 2015 (voir programme Annexe 1), il a été décidé de concevoir, pour chaque pays de la région Asie-Pacifique, un référentiel de compétences adapté au contexte national.

A cet effet, le Centre régional francophone d’Asie-Pacifique de l’Organisation internationale de la Francophonie (CREFAP/OIF) propose son appui aux équipes nationales dans la conception de ce document de cadrage. Pour le Vietnam, une réunion de travail a été organisée du 16 au 17 septembre 2015 dans les locaux du CREFAP à HoChiMinh Ville pour concrétiser le plan de travail et proposer des éléments du référentiel de compétences.

L’équipe vietnamienne se compose de :

Equipe projet Fonction |Etablissement d’exercice Ville | Province
Nguyễn Văn Toàn Ecole normale supérieure de Hanoi – Coordinateur Hanoi
Nguyễn Thị Thu Hiền Ministère de l’Education et de la Formation Hanoi
Trịnh Văn Minh Université de l’Education – UN de Hanoi Hanoi
Nguyễn Thị Ngọc Sương Formation – Experte HoChiMinh-ville
Trần Chánh Nguyên Université de Pédagogie de HCMV HoChiMinh-ville
Lê Văn Kiên Lycée d’élite de Phan Boi Chau Vinh
Huỳnh Thị Mộng Thu Service de l’Education et de la Formation Ben Tre
CREFAP-OIF
Trần Mai Yến Responsable du CREFAP-OIF HoChiMinh-ville
Nguyễn Quốc Vũ Assistant de programmes HoChiMinh-ville

Pour élaborer un Référentiel de compétences des enseignants de FLE; l’équipe projet a choisi de procéder par la méthode d’AST (Analyse des situations de travail) afin de construire le référentiel des activités professionnelles, lequel sert le point de départ pour concevoir les compétences requises en vue de la réalisation de ces tâches, activités.

Etape 1 : Elaboration du référentiel des activités (réorganiser, compléter et mettre d’accord sur l’ensemble)

Etape 2 : Ordonnancement des sous-domaines/tâches pour déterminer lescompétences centrales du métier

Etape 3 : Elaboration du référentiel de compétences (description définitoire dechaque compétence, identification des indicateurs/ressources, défintion de la structure deprésentation

Après deux jours de travail en présentiel + travail individuel à distance, voici le résultat obtenu :

1. Le référentiel des activités professionnelles

2. Le référentiel des compétences des enseignants de FLE (version synthétique)

3. Le référentiel des compétences des enseignants de FLE (version détaillée à concevoir)

Le référentiel des compétences des enseignants de FLE, une fois conçu, sert à concevoir des plans de formation et d’évaluation des compétences des enseignants. Le Ministère de l’Education et de la Formation mettra en vigeur ce document par un communiqué ministériel.

Rapporteur

Nguyen Van Toan

———————-

Annexe 1: Programme de travail -Atelier réflexif